Dây nhảy quang

Dây nhảy quang và dây hàn quang So sánh, phân loại

Dây nhảy quang và dây hàn quang là hai khái niệm tương đối phổ thông trong ngành cáp quang hiện nay,

 

như hiện nay tồn tại một thực tế là: “Dây hàn quang là dây nhảy quang cắt ra làm đôi” ??? Điều này có đúng không?, đâu là câu trả lời? mời độc giả xem chi tiết hơn về những khái niệm này trong phần dưới đây.

 

 Khái niệm cơ bản

– Dây nhảy quang: dây nhảy quang là một đoạn sợi quang có đường kính thông dụng là 0.9, 2.0, 2.4, 3.0  mm, hai đầu được gắn sẵn đầu nối cáp quang, các đầu nối này có thể là dạng PC, UPC, APC, thuộc chuẩn: SC, ST, FC, LC,MU, E2000,..

– Dây nối quang – pigtaill: Là một đoạn sợi quang có đường kính là 0.9 mm, được gắn 1 đầu với đầu nối quang, đầu còn lại để chờ, nhằm mục đích gắn vào cáp quang.

Công dụng

– Dây nhảy quang: dùng để kết nối từ hộp ODF đến thiết bị quang điện hoặc giữa hai ODF với nhau.

– Dây nối quang – Pigtails: dùng để kết nối giữa cáp quang với ODF.

Với quá trình phát triển trên 40 năm của ngành công nghiệp cáp quang, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã có những phát minh, sáng tạo nổi bật giúp tăng hiệu quả kết nối cáp quang như: suy hao thấp hơn, chi phí thấp hơn, tạo kết nối dễ dàng hơn. Và tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 100 loại đầu nối cáp quang có mặt trên thị trường, nhưng chỉ có một vài loại trong số đó được sử dụng rộng rãi. Trong đó 5 loại đầu nối thông dụng nhất là: ST, SC, LC, FC và MT-RJ.

1. Cấu tạo chung

Mỗi loại đầu nối cáp quang được cấu tạo từ nhiều thành phần với tên gọi khác nhau, nhưng tựu chung vẫn gồm 3 thành phần chính: ống nối – ferrule, thân đầu nối – connector body, khớp nối – coupling mechanism.

Dây nhảy quang và dây hàn quang  So sánh, phân loại

– Ống Nối – Ferrule: Là một cấu trúc dạng rỗng (thường là dạng trụ), được làm từ sứ, kim loại hoặc nhựa chất lượng cao. Chức năng dùng để giữ chặt sợi quang.

– Thân Đầu Nối – Connector Body: Một cấu trúc làm từ nhựa hoặc kim loại chứa ống nối, cố định với lớp vỏ ngoài bảo vệ (jacket) và lớp chịu lực (strength members).

– Khớp nối – Coupling Mechanism: Là một phần của thân đầu nối, có nhiệm vụ cố định đầu nối khi thực hiện kết nối đến các thiết bị khác.

2. Các loại đầu nối quang

a. Đầu nối ST

Được phát triển bởi AT&T, đầu nối ST là một trong các loại đầu nối đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong hệ thống cáp quang. Đầu nối ST sử dụng một ống nối có đường kính 2,5 mm, với thân đầu nối làm từ nhựa hoặc kim loại (thường là kim loại), được cố định thông qua khớp nối dạng vặn (Twist–on/Twist–off), nên khi thực hiện kết nối cần chắc chắn rằng đầu nối đã được đưa vào đúng khớp.

Dây nhảy quang và dây hàn quang  So sánh, phân loại

b. Đầu nối SC

Đầu nối SC cũng sử dụng một ống nối có đường kính 2,5 mm, dùng để cố định sợi quang. Nhưng khác với đầu nối ST, SC sử dụng cơ chế cắm/rút giúp người dùng thao tác dễ dàng hơn so với cơ chế vặn xoắn của đầu nối ST, nhất là trong không gian hẹp.

Ban đầu SC không được sử dụng nhiều vì giá thành cao gấp 2 lần so với đầu nối ST, nhưng theo thời gian, hiện tại chi phí cho một đầu nối SC đã giảm đáng kể và phổ biến hơn đến người dùng.

Dây nhảy quang và dây hàn quang  So sánh, phân loại

c. Đầu nối LC

Được phát triển bởi Lucient Technologies, LC là một đầu nối dạng nhỏ, sử dụng ống nối với đường kính chỉ 1,25 mm, phần thân đầu nối LC tương tự đầu nối SC, nhưng kích thước chỉ bằng một nửa so với đầu nối SC. Sử dụng cơ chế “tai giữ cố định” tương tự như đầu nối RJ45 sử dụng trong hệ thống cáp đồng đôi xoắn.
Đầu nối LC thường được ứng dụng trong module quang SFP hoặc kết nối quang mật độ cao.

Dây nhảy quang và dây hàn quang  So sánh, phân loại

d. Đầu nối FC

Đầu nối FC sử dụng ống nối dài 2,5 mm, được thiết kế đặc biệt với thân là dạng ren, thích hợp trong môi trường có độ rung cao. Thường được ứng dụng cho ngành viễn thông, nhưng hiện tại đã dần bị thay thế bởi đầu nối SC và LC.

Dây nhảy quang và dây hàn quang  So sánh, phân loại

e. Đầu nối MT-RJ

Được phát triển bởi AMP/Tyco và Corning, MT-RJ là đầu nối song công với hai sợi quang sử dụng chung một ống nối làm bằng polyme. Cơ chế khớp nối được thiết kế tương tự như đầu nối RJ45 cho cáp đồng đôi xoắn, MT-RJ có hai dạng là đầu đực và đầu cái.

Dây nhảy quang và dây hàn quang  So sánh, phân loại

3. Bảng tóm tắt năm loại đầu nối cáp quang

Đầu Nối Kiểu Kết Nối Bán Kính Ống Nối Cáp Quang Tiêu Chuẩn
ST Vặn khớp 2.5 mm Đơn mốt/Đa mốt TIA/EIA-604-2
SC Cắm – Rút 2.5 mm Đơn mốt/Đa mốt TIA/EIA-604-3
LC Cắm – Rút kiểu RJ45 1.25 mm Đơn mốt/Đa mốt TIA/EIA-604-10
FC Vặn xoắn 2.5 mm Đơn mốt/Đa mốt TIA/EIA-604-4
MT-RJ Cắm – Rút kiểu RJ45 2.45×4.4 mm Đơn mốt/Đa mốt TIA/EIA-604-12

Nguồn: ST